38 - Người Nùng
Người NùngTổng số dân856.412 (1999)
968.800 (2009)Khu vực có số dân đáng kểViệt Nam: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Giang, Hà Giang, Thái Nguyên và Đắk Lắk (di cư)Ngôn ngữTiếng Nùng, tiếng ViệtTôn giáoMoDân tộc thiểu số có liên quanNgười Choang
Thông tin sưu tầm từ Internet chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm bất cứ sai sót nào nếu Quý Khách sử dụng thông tin này vào việc riêng.
Mã sản phẩm:
Giá: Liên hệ
Số lượng:
Mua ngayDân tộc Nùng (các nhóm địa phương: Nùng Xuồng, Nùng Giang, Nùng An, Nùng Lòi, Nùng Phàn Sình, Nùng Cháo, Nùng Inh, Nùng Quy Rịn, Nùng Dín) thuộc ngữ chi Tai của hệ ngôn ngữ Tai-Kadai sống tập trung ở các tỉnh đông bắc Bắc Bộ như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang v.v (chiếm tới 84%). Hiện tại, một lượng lớn đã di cư vào các tỉnh Tây Nguyên (11 %), chủ yếu tại Đắk Lắk. Người Nùng có quan hệ gần gũi với người Tày và người Choang (Zhuang) sống dọc biên giới với Trung Quốc. Tại Trung Quốc, người Nùng cùng với người Tày được xếp chung vào dân tộc Choang.
Dân số và địa bàn cư trú
Dân số theo Thống kê dân số Việt Nam năm 1999 là 856.412 người, năm 2009 là 968.800.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Nùng ở Việt Nam có dân số 968.800 người, là dân tộc có dân số đứng thứ 7 tại Việt Nam, có mặt trên tất cả 63 tỉnh, thành phố. Người Nùng cư trú tập trung tại các tỉnh: Lạng Sơn (314.295 người, chiếm 42,9% dân số toàn tỉnh và 32,4% tổng số người Nùng tại Việt Nam), Cao Bằng (157.607 người, chiếm 31,1% dân số toàn tỉnh và 16,3% tổng số người Nùng tại Việt Nam), Bắc Giang (76.354 người), Đắk Lắk (71.461 người), Hà Giang (71.338 người), Thái Nguyên (63.816 người), Bắc Kạn (27.505 người), Đắk Nông (27.333 người), Lào Cai (25.591 người), Lâm Đồng (24.526 người), Bình Phước (23.198 người)
Tộc danh "Nùng" chính thức được gán cho những nhóm người này ở Việt Nam bắt đầu từ thời điểm thành lập của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa năm 1945. Tên gọi "Nùng", với tư cách là một tộc danh, được chính thức công nhận và gán ghép cho những nhóm cư dân cụ thể này tại Việt Nam liên quan nhiều đến sự vận động chính trị của các nhà nước-dân tộc và sự thiết lập của các đường biên giới quốc gia nơi không có ai tồn tại trước người Nùng cũng nhiều như nó liên quan tới hệ thống phân loại dân tộc của Việt Nam và sự tự nhận thức dân tộc. Hầu hết người Nùng ở Việt Nam di cư từ Quảng Tây, Trung Quốc bắt đầu vào khoảng 300 năm trước. Làm việc với khung thời gian 200-300 và lấy đường biên giới Việt-Trung ra làm ranh giới phân định không chỉ cho chủ quyền quốc gia mà còn cho các nhóm sắc tộc khác nhau có thể dẫn đến hiểu nhẩm rằng người Nùng là một nhóm thiểu số ngoại lai mới di cư đến hoặc bị trục xuất đến một vùng đất khác. Khi xét đường biên giới cố định giữa Việt Nam và Trung Quốc chưa được thiết lập vào thế kỷ 11 và các sự kiện lịch sử khác, sự di cư của người Nùng có thể được xem là sự di chuyển theo kiểu gia đình nhỏ bên trong một khu vực mà những người này và tổ tiên của họ đã sinh sống từ thời thượng cổ. Nhưng thực tế không theo như vậy, các quá trình chính trị và lịch sử đi cùng với nhau đã tái dựng lại người Nùng như một nhóm sắc tộc thiểu số tách biệt trong suy nghĩ của những cá nhân mang tộc danh này, và các sắc tộc đa số và thiểu số khác, các viên chức chính phủ, và giới học thuật quốc tế.
Ngôn ngữ
Tiếng Nùng là một nhóm các ngôn ngữ thuộc ngữ chi Tai trong ngữ hệ Tai-Kadai. Hầu hết các phương ngữ Nùng đều được xếp vào nhóm Tai Trung Tâm. Tuy nhiên Nùng An (và Tráng Long'an tại Quảng Tây, Trung Quốc) mang cả hai đặc điểm của nhóm Tai Bắc và Tai Trung Tâm về mặt âm vị và từ vựng. André Haudricourt xếp phương ngữ Nùng An cùng ba ngôn ngữ khác ở Việt Nam: Yáy (Giáy), Cao Lan, Ts'ưn-wa vào một nhóm riêng mà ông gọi là "Yáy". Yáy của Haudricourt tương đương với nhóm Tai Bắc được Lý Phương Quế phân loại.Pittayawat Pittayaporn (2009) xếp Tráng Long'an (Nùng An tại Việt Nam) vào tiểu nhóm M cùng với Tráng Vũ Minh, Yongnan, Fusui.
Lịch sử
Tiền sử
Dựa trên các chứng cứ về di truyền, Jerold A. Edmondson cho rằng tổ tiên của các cư dân nói ngôn ngữ Tai-Kadai đi cư tới Myanmar, rồi sau đó Vân Nam (Trung Quốc) từ Ấn Độ khoảng 20.000 năm trước. Sau đó họ chuyển hướng di cư xuống Thái Lan và Lào, vòng lại lên phía bắc vào Việt Nam và sau đó tiến vào lãnh thổ Trung Quốc. Họ dừng chân sinh sống dọc vùng biên giới Việt-Trung rồi tiếp tục di cư dọc vùng duyên hải Hoa Nam lên phía bắc đến cửa sông Trường Giang, gần Thượng Hải khoảng 8-10.000 năm trước.
Tuy nhiên, ý kiến khác cho rằng Proto-Daic/Proto-Tai-kadai di cư sang đảo Đài Loan, sau đó di cư trở lại vào đại lục khoảng 4000 năm trước và ngay sau đó hai nhánh Kra (Kadai) và Hlai tách ra khỏi Proto-Daic. Kra di cư sâu vào đất liền qua Quảng Châu, còn nhánh Hlai di cư sang đảo Hải Nam. Gần như chắc chắn rằng sự di cư của các cư dân Daic được đưa đẩy bởi động cơ nông nghiệp vì dạng nguyên thủy của Daic (Proto-Tai-Kadai) dành cho các từ vựng về hoa màu và vật nuôi có thể được phục nguyên.Ostapirat (2000) chỉ ra rằng các từ gồm "lợn", "chó" và ít nhất một số loại hoa màu đều tồn tại ở cả ba nhánh của Daic.
Chữ viết
Người Nùng dùng chữ Hán hay chữ Nôm Nùng (được phát triển khoảng thế kỷ 17) để ghi chép thơ ca và truyện cổ dân gian
Trước đây, hầu hết người Nùng đều mù chữ, chỉ có những người giàu có mới được đi học, nhưng là học chữ Hán hoặc tiếng Pháp, để làm thầy cúng, thông ngôn. Hiện nay, phần lớn người Nùng đều không biết viết chữ của dân tộc mình. Mọi người đều được học chữ quốc ngữ của người Việt
Trên 150 Bộ vui lòng liên hệ Hotline để được giá tốt nhất.
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ CÔNG TY TNHH FEP HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG
CSKH - Khiếu Nại Thắc Mắc : 08 556 557 57
CN Quận 3 : 643 Điện Biên Phủ, P1, Q.3, TP.HCM
Zalo : 0834 48 0000
CN Phú Nhuận : 3/30b Thích Quảng Đức, P.3, Q Phú Nhuận.
Zalo 0834 48 0000
CN Cần Thơ : 41 Cách Mạng Tháng 8, P An Hoà, Q.Ninh Kiều TP.Cần Thơ
(029) 23 68 0000 - Zalo 0839 48 0000
CN Bình Dương : Khu Đô Thị Làng Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh - Thị Xã Dĩ An, Bình Dương
084 4811000 - Zalo 0834 48 0000
VP Chính : 3/30b Thích Quảng Đức, P.3, Q Phú Nhuận